Quy định kiểm định kệ hàng đạt chuẩn chất lượng

Kệ chứa hàng là thiết bị đóng vai trò quan trọng của kho hàng hiện nay. Với vai trò chính là lưu trữ, phân loại và quản lý hàng hóa. Để đảm bảo an toàn, thì việc kiểm định kệ hàng đạt chuẩn chất lượng cần được đảm bảo. Cơ Khí Việt Thắng sẽ tổng hợp các thông tin về quy định kiểm định kệ hàng theo tiêu chuẩn mới nhất của Việt Nam nhé.

Quy-định-kiểm-định-kệ-hàng-đạt-chuẩn-chất-lượng

1. Mục đích của kiểm định kệ chứa hàng

Kiểm định kệ chứa hàng là quy trình được áp dụng các quy chuẩn, quy định để tiến hành đảm bảo một hệ thống kệ chứa hàng đảm bảo các an toàn trong quá trình sử dụng.

Vậy mục đích của kiểm định kệ chứa hàng là để làm gì?

Việc kiểm định kệ hàng nhằm đạt được các mục tiêu sau:

  • Đảm bảo an toàn: Kiểm tra khả năng chịu tải của kệ, phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn, ngăn ngừa sự cố sập đổ kệ gây thiệt hại về người, hàng hóa và tài sản.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cần tuân thủ theo quy định kiểm định theo của Bộ Thông tin và Truyền thông về Kiểm định an toàn cho các thiết bị chứa hàng.
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng kệ kho: Kiểm định giúp phát hiện những bất thường trong quá trình sử dụng kệ, kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa để kéo dài tuổi thọ kệ và nâng cao hiệu quả lưu trữ hàng hóa.
  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa: Kệ hàng đạt chuẩn giúp lưu trữ hàng hóa an toàn, tránh hư hỏng do va chạm, ẩm mốc hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác.

2. Các tiêu chuẩn để kiểm định kệ chứa hàng

Để đảm bảo an toàn kệ chứa hàng hoạt động tốt trong suốt quá trình, kiểm định kệ chứa hàng đạt chuẩn cần có đối với các loại kệ: Kệ Selective, Kệ drive in, kệ ASRS, kệ radioshuttle, kệ VNA, kệ double deep,…

Việc kiểm định thường được thực hiện bởi các cơ quan đơn vị tiến hành đánh giá chi tiết về hệ thống mà doanh nghiệp sẽ hoặc đang sử dụng.  Như vậy hiện nay trong các tiêu chuẩn kiểm định bao gồm:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 338-05 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
  • FEM 10.3.01  “Adjustable Beam Pallet Racking: Tolerances, deformation, and Clearances”; - Là các quy chuẩn về kiểm định dung sai, biến dạng và khoảng cách của kết cấu kệ như: beam, giá đỡ pallet…
  • FEM 10.2.7 “The design of “drive-in and drive-through racking”;
  • TCVN 5575-2012 “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế”;
  • EN 15620:2008 “Steel static storage systems – adjustable pallet racking – tolerances, deformations and clearances”;
  • Thiết kế kết cấu thép (theo quy phạm Hoa Kỳ AISC/ASD; 2004 – Nhà xuất bản Xây dựng).
  • A European Design Code for Pallet Racking - M.H.R Godley, J. Michael Davies.

Với các tiêu chuẩn có thể được thực hiện nội bộ trước khi tiến hành kiểm định bởi các đơn vị cơ quan kiểm định. Việc kiểm định kệ chứa hàng đạt chuẩn nội bộ trước có thể giúp đơn vị sản xuất giảm bớt các chi phí của doanh nghiệp.

→ Tham khảo: 5 lợi ích tuyệt vời của kệ kho hàng công nghiệp mang lại

thử-tải-kệ-chứa-hàng-2

3. Các bước kiểm định kệ hàng

Quy trình kiểm định kệ hàng cần được tiến hành theo quy trình sau khi thi công lắp đặt xong kệ chứa hàng. Sau khi triển khai kiểm định nội bộ cần các đơn vị cơ quan thẩm định để tiến hành chắc chắn đảm bảo mức độ chính xác và an toàn của kệ chứa hàng. Cụ thể các bước kiểm định cần:

Bước 1: Thu thập tài liệu

Bước này cần thu thập tài liệu chứng từ của dự án

  • Bản vẽ thiết kế kệ kho hàng.
  • Hồ sơ hoàn công
  • Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng kệ (nếu có).
  • Các báo cáo về thử n ghiệm

Bước 2: Kiểm tra thông số kệ

  • Đánh giá tổng thể tình trạng của kệ hàng, bao gồm các bộ phận như cột trụ, thanh beam, giằng ngang, sàn…
  • Kiểm tra các mối hàn, bulông, ốc vít… xem có bị nứt, gỉ sét, lỏng lẻo hay không.
  • Đánh giá mức độ biến dạng của các bộ phận kệ do tác động của trọng tải hoặc va chạm.

Bước 3: Kiểm tra tải trọng

Kiểm tra tải trọng là bước tiếp theo và vô cùng quan trọng của cả hệ thống kệ chứa hàng.

  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo tải trọng thực tế của kệ hàng.
  • So sánh tải trọng thực tế với tải trọng thiết kế của kệ.
  • Kiểm tra độ võng của sàn kệ dưới tác dụng của tải trọng bằng cách đưa hàng hóa đúng tải trọng đặt lên kệ…

Bước 4: Lập báo cáo kiểm định

Trải qua 3 bước phía trên với các kết quả kiểm tra, số liệu thu thập các chuyên gia kiểm định sẽ tiến hành lập báo cáo chi tiết. Với hệ thống kệ chứa hàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong vòng một tuần làm việc sẽ có kết quả và đạt kiểm định để tiến hành đưa vào sử dụng và vận hành.

Mọi báo cáo kiểm định cần nêu rõ tình trạng của kệ hàng, kết quả đo tải trọng, đánh giá an toàn và các khuyến cáo xử lý nếu có, đồng thời kiểm định cần tuân thủ quy trình để tránh ảnh hưởng tới quá trình thử tải hoặc gián đoạn khiến kết quả không chính xác.

thử-tải-kệ-chứa-hàng

4. Lưu ý khi kiểm định kệ kho hàng

Kiểm định là một quy trình nhiều bước nhỏ để đánh giá tổng quan cả một hệ thống kệ chứa hàng, vì vậy khi tiến hành kiểm định kệ kho cần chú ý:

  • Chọn đơn vị kiểm định uy tín: các đơn vị được cấp phép hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và trang thiết bị đầy đủ hiện đại.
  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: tiến hành chuẩn bị các chứng từ hồ sơ liên quan đến dự án kệ cần kiểm định sẵn.
  • Thực hiện theo đơn vị kiểm định: Sau khi có kết quả kiểm định, doanh nghiệp cần thực hiện theo các khuyến cao về sửa chữa, gia cố…
  • Kiểm định đình kỳ: kệ kho hàng trải qua thời gian dài sử dụng cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng và kiểm định đúng định kỳ nhằm đảm bảo sự an toàn cho hàng và người lao động.

Kệ kho hàng đóng vai trò thiết yếu hiện nay trong các kho xưởng, kho hàng hóa. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lưu trữ cũng như năng suất vận hành và an toàn lao đọng. Việc lựa chọn loại kệ phù hợp với nhu cầu sử dụng là vô cùng cần thiết, theo đó là tiêu chí đánh giá chất lượng kệ kho hàng dựa trên các tiêu chuẩn chuyên ngành là điều cần để đảm bảo an toàn.

Hy vọng bài viết trên, Kệ chứa hàng Việt Thắng đã chia sẻ thông tin hữu ích tới quý bạn đọc về quy trình kiểm định kệ kho hàng. Qúy khách có thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline, Việt Thắng sẽ hỗ trợ nhiệt tình nhé!

→ Tham khảo: Top 6 loại kệ cho ngành logistic và cách lựa chọn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hàng rào lưới thép là gì? Phân loại và ứng dụng

Tổng hợp lưu trữ Link bài đăng Cơ Khí Việt Thắng

Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại