Cách tính tải trọng kệ hàng để đảm bảo hiệu quả an toàn

Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng, tải trọng kệ hàng luôn có các con số khác nhau. Vì thế cách tính tải trọng kệ hàng để đảm an toàn là cần thiết. Vậy có những cách tính tải trọng kệ như thế nào? Bài viết này Cơ Khí Việt Thắng sẽ tổng hợp và cung cấp thông tin tới quý vị nhé!

Cách-tính-tải-trọng-kệ-hàng-để-đảm-bảo-hiệu-quả-an-toàn

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tải trọng kệ hàng

Kệ chứa hàng ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu trong kho vận, để đảm bảo an toàn và tối ưu không gian lưu trữ, việc tính toán tải trọng kệ hàng là điều vô cùng quan trọng.

Với các yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tải trọng kệ để hàng đó là:

  • Chất liệu kệ hàng: Khung kệ được sản xuất từ các chất liệu khác nhau như thép, nhựa, gỗ. Mỗi chất liệu sở hữu giới hạn chịu tải riêng. Thép là lựa chọn phổ biến nhất cho kệ hạng nặng do độ bền và khả năng chịu lực cao.
  • Kiểu dáng kệ hàng: Mỗi kiểu dáng kệ, chẳng hạn như kệ selective, kệ drive-in, kệ cantilever,... có cấu trúc và cách phân bổ trọng lượng khác nhau, dẫn đến khả năng chịu tải khác biệt.
  • Kích thước kệ hàng: Chiều dài, rộng, cao của kệ ảnh hưởng trực tiếp đến phân bổ trọng lượng. Kệ có kích thước lớn thường có giới hạn chịu tải cao hơn kệ kích thước nhỏ.
  • Số tầng kệ hàng: Số lượng tầng kệ càng nhiều thì trọng lượng phân bổ trên mỗi tầng càng nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến tổng trọng lượng tối đa của toàn bộ kệ.
  • Phân bố tải trọng trên mặt sàn: Mặt bằng kho cần được đánh giá về khả năng chịu tải trọng. Tổng trọng lượng của kệ hàng cùng hàng hóa lưu trữ không được vượt quá giới hạn chịu tải của sàn.

2. Cách tính tải trọng kệ hàng

2.1 Tính tải trọng trên mỗi tầng kệ

Để tính toán tải trọng muốn lưu trữ trên mỗi tầng kệ bước đầu tiên cần xác định trọng lượng của từng loại hàng hóa sẽ được lưu trữ trên kệ. Bằng cách kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc thông qua các thông số có sẵn của sản phẩm để nắm rõ.

Bước tiếp là áp dụng hệ số an toàn thường là 1,2 hoặc 1,5 vào trọng lượng hàng hóa để dự phòng cho những thay đổi về trọng lượng hoặc va chạm trong quá trình lưu trữ.

Như vậy sau khi có các thông số cần thiết phía trên ta có thể áp dụng công thức:

Tải trọng mong muốn mỗi tầng (kg) = (Trọng lượng hàng hóa mỗi loại (kg) x Số lượng hàng hóa trên mỗi tầng) x Hệ số an toàn.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp dự định lưu trữ các thùng carton, mỗi thùng nặng khoảng 20kg, trên mỗi tầng kệ. Doanh nghiệp muốn đặt 20 thùng carton trên mỗi tầng. Áp dụng hệ số an toàn là 1.2.

Tải trọng mong muốn mỗi tầng = (20kg/thùng x 20 thùng) x 1.2 = 480kg

2.2 Tính toán tải trọng dầm ngang

Dầm ngang hay còn gọi là thanh Beam là thanh chịu lực được nối giữa các cột trụ đứng của kệ, dùng để chứa các pallet hàng hóa. Tải trọng của dầm ngang bằng tổng tải trọng mong muốn của tất cả các tầng được dầm ngang đó đỡ.

Công thức

Tải trọng dầm ngang (kg) = Tổng tải trọng mong muốn mỗi tầng (kg) x Số tầng dầm ngang đỡ

Ví dụ:

Dựa vào ví dụ ở trên, giả sử kệ có 4 tầng và dầm ngang chịu lực cho tất cả các tầng.

Tải trọng dầm ngang = 480kg/tầng x 4 tầng = 1920kg

2.3 Tính tải trọng cột trụ

Cột trụ là thành phần chịu lực chính của kệ, phân tán trực tiếp xuống nền nhà kho. Tải trọng của trụ đứng phải chịu sẽ bằng tổng tải trọng cả dầm ngang và trụ đó đỡ.

Công thức

Tải trọng trụ đứng (kg) = Tổng tải trọng dầm ngang (kg) x Số dầm ngang trên mỗi trụ

Ví dụ:

Giả sử mỗi trụ đỡ 2 dầm ngang theo ví dụ về tải trọng dầm ngang.

Tải trọng trụ đứng = 1920kg/dầm ngang x 2 dầm ngang/trụ = 3840kg/trụ

Cách-tính-tải-trọng-kệ-hàng

2.4 Tính tải trọng toàn bộ kệ

Tổng tải trọng của kệ chứa hàng là tổng tải trọng của tất cả các trụ đứng, tự tính toán tải trọng có thể so sánh với tải trọng tối đa cho phép của kệ được cung cấp bởi nhà sản xuất.

Công thức

Tổng tải trọng kệ (kg) = Tổng tải trọng trụ đứng (kg) x Số trụ đứng

Ví dụ:

Giả sử kệ có 10 trụ đứng theo ví dụ về tải trọng trụ đứng.

Tổng tải trọng kệ = 3840kg/trụ x 10 trụ = 38400kg

Phía trên là các cách tính tải trọng kệ hàng tham khảo và ví dụ cụ thể, để chính xác hơn nên sử dụng phần mềm chuyên dụng hoặc tham khảo các đơn vị sản xuất thiết kế chuyên nghiệp để tính toán chính xác tải trọng kệ hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng.

Như vậy cách tính tải trọng kệ hàng cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo kệ vẫn có thể đáp ứng về các yêu cầu lưu trữ sau thời gian dài sử dụng.

→ Tham khảo: Cách bảo quản kệ sắt công nghiệp bền lâu

3. Chú ý khi sử dụng kệ hàng

 Tính toán tải trọng kệ hàng là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong lưu trữ hàng hóa, với các yếu tố cơ bản cần đó là khối lượng hàng, kích thước kệ, số tầng kệ…

Ngoài các cách tính tải trọng kể trên ta có thể dự tính thêm tải trọng tĩnh và tải trọng động của kệ. Tải trọng tĩnh của hàng là tải trọng hàng hóa được đặt tĩnh trên kệ mà không di chuyển. Còn tải trọng động là tải trọng phát sinh từ sự di chuyển của hàng hóa hoặc các yếu tố bên ngoài như sự rung rắc…

Vì vậy để sử dụng kệ chứa hàng an toàn hiệu quả và đạt đúng tuổi thọ của kệ cần lưu ý:

  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của nhà sản xuất kệ
  • Không để hàng hóa quá tải và phân bổ đều trọng lượng hàng hóa trên tầng kệ.
  • Sử dụng các thiết bị nâng hạ hàng hóa an toàn, tránh va đập
  • Đảm bảo mặt bằng kho có khả năng chịu tải trọng của kệ hàng lẫn hàng hóa lưu trữ.
  • Kiểm tra định kỳ tình trạng kệ hàng, phát hiện để sửa chữa kịp thời các hư hỏng.

Cách tính tải trọng đối với mỗi hệ thống kệ chứa hàng cần được thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng. Đó là công tác quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động và hàng hóa lưu trữ. Như vậy bài viết trên Việt Thắng đã tổng hợp và chia sẻ cách tính tải trọng kệ hàng để đảm bảo hiệu quả và đạt tuổi thọ của kệ.

→ Tham khảo: Quy định kiểm định kệ hàng đạt chuẩn chất lượng

Chú-ý-khi-sử-dụng-kệ-hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hàng rào lưới thép là gì? Phân loại và ứng dụng

Tổng hợp lưu trữ Link bài đăng Cơ Khí Việt Thắng

Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại