Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại

Băng tải con lăn là gì? Băng tải con lăn có những đặc điểm và hiện nay có những loại nào thông dụng? Cùng Việt Thắng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Băng-tải-con-lăn-là-gì-Đặc-điểm-và-phân-loại

Băng tải con lăn là gì?

Băng tải con lăn là một hệ thống được thiết kế từ các con lăn, những con lăn này được kết nối lại với nhau tạo nên một dải vững chắc, từ đó hỗ trợ vận chuyển hàng hóa trong kho bãi, doanh nghiệp sản xuất.

Hệ thống băng tải con lăn được ứng dụng vô cùng phổ biến và có thể di chuyển các khối hàng nặng một cách đơn giản và hiệu quả. Chúng thường được sử dụng để vận chuyển thùng carton, pallet, hộp nhựa…

Hệ thống băng tải này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng dễ dàng, phương thức hoạt động đơn giản mà cho hiệu quả cao.

→ Xem thêm: Băng tải là gì? Ứng dụng và phân loại

Cấu tạo băng tải con lăn

Để hiểu sâu hơn về phương thức hoạt động chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo cơ bản của hệ thống băng tải này nhé.

1. Khung băng tải

Được chế tạo từ các vật liệu có độ bền cao, đảm bảo chắc chắn và chịu được trọng lực, chịu được mài mòn. Một số vật liệu được sử dụng hiện nay là: thép, inox, nhôm định hình…

Khung băng tải có vai trò nâng đỡ các con lăn trong quá trình vận chuyển, vì vậy cần đảm bảo độ chính xác và khả năng linh động.

2. Con lăn

Con lăn là thành phần chính trực tiếp để di chuyển khối hàng hóa đi qua trên nó, vì vậy nó cần chắc chắn, chịu mài mòn tốt. Hiện nay con lăn được sản xuất đa dạng với nhiều kích thước tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng. Vật liệu hiện nay được sử dụng là thép, Inox, nhôm, nhựa, cao su…

3. Chân trụ

Chân trụ là thành phần chịu lực từ hệ thống khung băng tải, tùy vào loại băng tải mà có thể thiết kế chân trụ khác nhau. Trên thị trường hiện nay phổ biến với chân trụ cố định và chân trụ di động, chân trụ tháo lắp xếp gọn, nâng hạ theo yêu cầu…

Như vậy có thể thấy sự đa dạng của chân trụ băng tải con lăn có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong hoạt động sản xuất.

4. Trục con lăn và bề mặt con lăn

Là thành phần được gia công 2 đầu để gắn cố định chắc chắn lên khung băng tải, nó có thể được vát mẹp, phay rãnh hoặc chạy ren để phù hợp với khung băng tải. Và phía bề mặt con lăn được mạ kẽm hoặc bọc cao su… tùy vào loại hình hàng hóa để lựa chọn loại vật liệu phù hợp.

Ngoài các thành phần cấu tạo cơ bản để tạo nên hệ thống băng tải con lăn hoàn chỉnh trên thì còn có bộ điều khiển, bánh xe di động, ốc vít…

Và các thành phần trên cần đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật để có quá trình hoạt động hiệu quả. Vì thế trước khi thực hiện cần nắm chính xác quãng đường vận chuyển, chiều cao, chiều rộng băng tải, đường kính con lăn…

cấu-tạo-băng-tải-con-lăn

Ưu và nhược điểm của băng tải con lăn

Băng tải con lăn hiện được sử dụng phổ biến, nhất là đối với các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sản xuất… cùng phân tích ưu nhược điểm để hệ thống băng tải đem lại là những gì nhé

Ưu điểm

  • Linh động, di chuyển dễ dàng
  • Nhờ lực truyền động di chuyển hàng hóa dễ dàng mà không tốn nhiều nhiên liệu và sức người.
  • Tùy chỉnh tốc độ băng tải theo nhu cầu sử dụng
  • Tối ưu chi phí
  • Độ bền cao
  • Có thể di chuyển hàng hóa với quãng đường dài

Nhược điểm

  • Khối lượng vận tải hàng không quá lớn
  • Đáp ứng di chuyển hàng đồng nhất

Phân loại băng tải con lăn

Băng tải con lăn được phân loại do nhu cầu sử dụng của nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Con lăn nhựa: bề mặt là vật liệu nhựa, dễ dàng vệ sinh được ứng dụng vận chuyển phổ biến với các mặt hàng nhỏ và nhẹ như: bánh kẹo, dược phẩm, thực phẩm…
  • Con lăn cao su: Lợi thế của nó là có khả năng chống tĩnh điện, chống mài mòn và chống bám dính. Có thể hoạt động trong các môi trường ẩm ướt chịu nhiều tác động ngoại quan vì vậy chúng thường được sử dụng với sản xuất, rắp láp, …
  • Con lăn nhôm, Inox: Bề mặt nhôm hoặc Inox giúp con lăn nhẹ và vận hành tốt, chống ăn mòn có khả năng chịu va đập giúp hàng hóa vận chuyển an toàn. Thường ứng dụng trong lĩnh vực: bao bì, may mặc, các nhóm ngành hàng vận chuyển thùng carton…

băng-tải-con-lăn-ứng-dụng-đa-dạng

Lưu ý khi sử dụng

Băng tải con lăn được ứng dụng đa dạng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chủ đầu tư. Với việc nâng đỡ di chuyển hàng hóa, dẫn hướng và truyền chuyển động cho vật liệu, thay thế con người làm việc trong các môi trường khắc nghiệt tiết kiệm nhân công, cho thấy chúng đáng được đầu tư.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và sử dụng cần chú ý để tuổi thọ của băng tải được đúng tiêu chuẩn thiết kế, tránh hư hỏng gây ảnh hưởng tới cả quá trình hoạt động của kho hàng, sản xuất.

  • Không nằm, trèo lên băng tải
  • Kiểm tra bảo dưỡng băng tải đúng định kì
  • Không tự ý thay thế, sửa chữa nếu không có chuyên môn
  • Hoạt động đúng thông số tiêu chuẩn thiết kế…

Để băng tải con lăn hoạt động ổn định nên hạn chế các tác động gây ảnh hưởng và tiến hành kiểm tra định kỳ đảm bảo tuổi thọ.

Như vậy Cơ Khí Việt Thắng đã tổng hợp xong thông tin liên quan đến Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại hy vọng đem lại những kiến thức bổ ích cho quý vị.

banner call to action-new

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hàng rào lưới thép là gì? Phân loại và ứng dụng

Kho tổng hợp là gì? Ưu và nhược điểm