Kệ con lăn là gì? Ứng dụng của kệ con lăn trong kho chứa hàng

 Kệ con lăn được lựa chọn là loại kệ chứa được sử dụng phổ biến hiện nay với mức chứa đựng hàng hóa cao so với các loại kệ khác trên cùng một diện tích. Để tìm hiểu sâu hơn về những ưu nhược điểm của loại kệ này hãy cùng theo dõi bài viết sau.

1. Kệ con lăn là gì? 

Kệ con lăn (Carton flow) hay còn được gọi với tên gọi khác là kệ trượt, kệ dòng chảy. Loại kệ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, công nghệ ô tô, logistic, công nghiệp thực phẩm,… Đặc biệt là trong các kho xưởng, nhà máy cần chuyển hàng thường xuyên, theo dây chuyền.

Kệ con lăn là một trong những hệ thống kệ làm từ sắt, hỗ trợ để hàng di động nghĩa là hàng hóa sẽ trượt di động trên mặt kệ. Ở hệ thống này, lối nhập hàng được tách biệt với lối xuất hàng. Hàng hóa nừm trong cùng một kiện hàng sẽ tự động di chuyển trượt về phía trước nhờ con lăn. 

Kệ con lăn là gì? 

2. Cấu tạo và thông số kỹ thuật

Cấu tạo

Cấu tạo của kệ con lăn cũng không có nhiều khác biệt so với các kệ kho chứa hàng khác. Điểm khác biệt lớn nhất cần được nói tới là mặt sàn của kệ, mặt sàn được tạo thành từ nhiều con lăn để hàng hóa có thể tự động trượt về phía xuất hàng theo tác động của trọng lực. 

Cấu tạo chính của một bộ kệ con lăn bao gồm: 

  • Chân trụ của kệ: làm từ thép Omega sơn bên ngoài lớp sơn tĩnh điện cao cấp có khả năng chịu tải và độ bền cực cao
  • Mặt sàn của kệ: sàn kệ được tạo thành từ các con lăn lắp vào khung thép. Số lượng sàn tùy theo nhu cầu sử dụng
  • Thanh giằng kệ: Lắp bên hông kệ để gia cố, tăng sự chắc chắn cho hệ thống kệ
  • Rào và ốp bảo vệ: Có tác dụng chống va đập và đảm bảo an toàn cho kệ khi xuất nhập hàng hóa. Được lắp ở chân kệ. 

Thông số kỹ thuật

  • Tải trọng: Mỗi tầng chịu được 1000kg.
  • Chiều dài: 2-4m.
  • Chiều rộng: 0,5 – 1,2m
  • Chiều cao: 1,5 – 5m. 
  • Khung chân là khung chân omega dập lỗ
  • Mặt kệ sử dụng thanh ray (rail) và con lăn (rulo)
  • Lấy hàng bằng phương thức thủ công bằng tay
  • Truy xuất hàng hóa: First In First Out (FIFO)
  • Màu sơn tiêu chuẩn là xanh-cam-xám.

Cấu tạo và thông số kỹ thuật

3. Cơ chế hoạt động của kệ con lăn

Kệ con lăn được thiết kế hoạt động theo cơ chế FIFO (First In First Out), là phương thức nhập hàng vào trước sẽ xuất ra trước, hàng nhập vào sau sẽ xuất ra sau.

Mặt sàn được làm từ các con lăn được lắp theo một độ nghiêng nhất định để cho đầu bên nhập hàng phải cao hơn so với phía bên xuất hàng. Nhờ vào trọng lực mà lúc này hàng hóa sẽ tự động trượt lên các con lăn về phía xuất hàng. 

Với nguyên lý hoạt động này, nhà kho khi sử dụng kệ con lăn chỉ cần sử dụng lối đi cho xe nâng ở phía đầu và cuối của dãy kệ. Sẽ giúp diện tích được tiết kiệm khá nhiều và tăng thêm khả năng lưu trữ hàng hóa. 

Cơ chế hoạt động của kệ con lăn

4. Ưu nhược điểm của kệ con lăn

Ưu điểm của kệ

Kệ con lăn là một giải pháp hoàn hảo được nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư lựa chọn để lưu trữ hàng hoá hiện nay. Để nói đến lý do chúng được tin dùng nhiều như vậy phải kể đến những lợi ích sau:

  • Kệ thích hợp sử dụng trong nhiều môi trường từ kho nóng, kho khô và kho mát.
  • Qúa trình xuất hàng, nhập hàng hoá trực tiếp bằng tay hoặc xe nâng tùy tải trọng của hàng hóa.
  • Dựa nhu cầu lưu trữ hàng hoá và tình trạng kho hàng mà kệ đa dạng với thông số, kích thước,… để cho phù hợp với hàng hóa và nhu cầu sử dụng.
  • Kệ được sơn tĩnh điện theo tiêu chuẩn, chống han rỉ, ẩm mốc, bong tróc và có độ bền cao.
  • Kệ giúp kho tối ưu diện tích, tăng diện tích lưu trữ hàng hoá lên đến 50

Từ những lợi ích trên đã giúp cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều khoản chi phí liên quan như: chi phí thuê nhân công kiểm soát, chi phí vận hành kho hàng,… bởi khi sử dụng loại kệ này quy trình xuất nhập đều được tự động hoá, chỉ cần nhân viên tại 2 đầu xuất và nhập hàng.

Nhược điểm của kệ

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì kệ vẫn còn sót lại những nhược điểm như sau mà chưa thể khắc phục:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn đối với kệ kho hàng thông thường.
  • Với kết cấu từ những con lăn, sức tải hàng hóa của kệ không chịu được quá lớn.
  • Qúa trình sử dụng kệ cần được bảo dưỡng con lăn thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt
  • Tháo lắp, sửa chữa sẽ phức tạp hơn so với kệ chứa hàng khác.

Ưu nhược điểm của kệ con lăn

5. Ứng dụng của kệ con lăn trong kho chứa hàng

Kệ con lăn được xuất hiện rộng rãi và được  đánh giá phù hợp và tối ưu nhất đối với những kho hàng có nhưng đặc điểm như sau:

  • Phù hợp với những kho chứa thực phẩm, đồ uống có đặc điểm cần luân chuyển hàng hóa trong kho liên tục với hạn sử dụng ngắn ngày như kho thực phẩm, đồ uống.
  • Dùng cho kho hàng về dược phẩm, kho hàng có quy cách pallet đều nhau.
  • Phù hợp với các kho đông lạnh, kho mát,…
  • Dùng cho những kho hàng cần độ chuyên nghiệp và mật độ chứa hàng cao.

 

Ứng dụng của kệ con lăn trong kho chứa hàng

>>> Xem thêm: Pallet sắt xếp chồng và phương án tối ưu hóa cho nhà kho

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hàng rào lưới thép là gì? Phân loại và ứng dụng

Tổng hợp lưu trữ Link bài đăng Cơ Khí Việt Thắng

Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại