Kệ Push back là gì? Cấu tạo và công dụng

 Kệ push back là gì? Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi của nhiều người khi tìm hiểu về các loại kệ. Tên kệ bằng Tiếng Anh vậy công cụng và cấu tạo của kệ như thế nào? Hãy cùng Cơ Khí Việt Thắng tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé.

Kệ công nghiệp đa dạng về mẫu mã và ứng dụng. Mọi loại kệ đều đáp ứng việc tinh gọn kho hàng đảm bảo hàng hóa. Vậy kệ push back là gì?

ke-push-back-vietthang

Kệ Push back là gì?

Kệ push back có tên tiếng anh là Push back racking là kệ tải trọng nặng, được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống lưu trữ kho hàng chuyên sử dụng pallet. Về tên gọi có phần hơi Tây, tuy nhiên nó được gọi theo đặc tính của loại kệ này.

Push back đó là những giá đỡ của kệ có thể trượt lên phía trước hoặc về sau, chuyển động bằng xe nâng hoặc trọng lực.

 Khả năng chịu tải của loại kệ này trên 500kg/pallet, chứa từ 2 đến 4 pallet mỗi bên của lối đi, điều này giúp tăng mật độ lưu trữ hàng hóa trong kho.

Cấu tạo của kệ Push back

Đây là loại kệ có hiệu năng sử dụng chứa hàng tương tự như mẫu kệ Drive – In, tuy nhiên có ưu điểm hơn do tiết kiệm được thời gian xuất nhập hàng hơn vì không cần chạy xe quá sâu vào bên trong dãy kệ.

Cấu tạo của kệ push back được hình thành từ 8 chi tiết cơ bản sau:

  • Chân trụ chịu tải: Đây là bộ phận quan trọng vì nó chịu lực của toàn bộ hệ thống kệ.
  • Thanh giằng: giúp phân tán lực giữa các cột trụ chịu tải
  • Thanh beam: bộ phận nối giữa 2 khung kệ tạo thành vị trí để đặt các pallet chứa hàng.
  • Cột bảo vệ: ở dưới mặt sàn cạnh các chân trụ, nhằm bảo vệ kệ để không có va chạm bởi các thiết bị khác
  • Cặp ray dẫn: Hướng nghiêng giúp pallet dễ dàng trượt vào khi nhập hàng hóa
  • Thanh pallet: giúp cố định các pallet không bị trượt ra khỏi hệ thống trong khi sử dụng
  • Xe trượt: là xe trượt nằm ở dưới cùng pallet trượt vào khi nhập hàng. Có tới 2 xe trượt trên một hệ thống kệ push back.

cau tao ke push back

Cách thức hoạt động của kệ push back

Kệ push back được ứng dụng xuất nhập hàng theo phương thức LIFO (Last In First Out). Có nghĩa là hàng ở cùng 1 dãy kệ, thì pallet nhập hàng vào sau sẽ được xuất ra trước.

Khi nhập hàng kệ sẽ có phần hơi nghiêng về phía hàng đang nhập, pallet sẽ được đặt trên các giá đữo có thể trượt về phía sau hoặc phía trước.

Thông số kỹ thuật cơ bản của một hệ thống kệ push back

  • Tải trọng của kệ: từ 500kg/pallet
  • Chiều cao tối đa kệ: 7m
  • Chân trụ: Sử dụng các chân trụ omega được dập lỗ dọc trên thân.
  • Giá để pallet: sử dụng các thanh ray, khung dẫn hướng pallet và giá đỡ có cơ chế trượt.
  • Phương thức lấy hàng: Sử dụng xe nâng
  • Phương thức xuất nhập hàng: Nhập sau xuất trước
  • Chất liệu: Thép cao cấp sơn tĩnh điện chống han rỉ, cháy nổ,…
  • Màu sơn: Theo màu khách yêu cầu

 

Ứng dụng kệ push back

  • Mỗi một loại kệ lại có những thế mạnh riêng của nó. Push back cũng vậy đây là loại kệ thuộc kệ tải trọng nặng được sử dụng rộng rãi trong các kho hàng như:
  • Kệ chứa hàng kho logistic
  • Lưu trữ nguyên liệu sản xuất tại xưởng công nghiệp
  • Lưu trữ hàng thủ công mỹ nghệ
  • Ứng dụng tại kho đông lạnh…

ke-push-back-ung-dung

Ưu và nhược điểm của kệ push back

Kệ push back có nhiều ưu điểm, song chúng vẫn tồn tại những nhược điểm.

Ưu điểm

  • Kệ chứa với khả năng lưu trữ nhiều, tiết kiệm không gian kho
  • Phù hợp để chứa nhiều loại hàng hóa và pallet có kích thước khác nhau.
  • Phù hợp với nhiều loại xe nâng hàng phổ biến hiện nay.
  • Tuổi thọ cao, sử dụng bền lâu.
  • Xe nâng không cần phải vào bên trong kệ lấy hàng
  • Có khả năng lưu trữ cùng nhiều loại pallet khác nhau trên cùng một tầng kệ.

Nhược điểm

  • Chi phí lắp đặt cao so với các loại kệ khác
  • Khả năng linh hoạt khi tiếp cận hàng hóa thấp, vì sẽ phải theo nguyên lý LIFO.

Kệ push back với nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi đặc biệt tuổi thọ cao phù hợp với nhiều nhà kho hiện đại ngày nay. Hy vọng với bài viết trên, Cơ Khí Việt Thắng giúp quý khách tìm hiểu được loại kệ push back.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hàng rào lưới thép là gì? Phân loại và ứng dụng

Tổng hợp lưu trữ Link bài đăng Cơ Khí Việt Thắng

Băng tải con lăn là gì? Đặc điểm và phân loại